Mê Gây mê

Mê (vô cảm toàn thân, gây mê toàn diện) là sự mất cảm giác và ý thức tạo bởi các thuốc mê khác nhau, gồm bốn hợp thành là không đau, dãn cơ, mất ý thức và quên.

Giai đoạn và độ mê

Giữa 1847 và 1858, John Snow đã mô tả một vài dấu hiệu giúp đỡ ông xác định chiều sâu gây mê ở những bệnh nhân được gây mê clorofoc hoặc ête. Năm 1920 Guedel A.E (sinh 1883) thêm các dấu hiệu khác, đã phác thảo bốn giai đoạn gây mê, chia giai đoạn ba (mê phẫu thuật) thành bốn mức độ.

Điểm Guedel: là một hệ thống để mô tả những giai đoạn (stage) & các mức độ mê (plane) trong mổ. (Những giai đoạn này thấy rõ nhất với hít hơi ête & khó mô tả khi gây mê phối hợp như khi khởi mê tĩnh mạch bằng thiopental & sau đó hít thuốc mê hơi halothane…).

Giai đoạn I: (quên & giảm đau) từ lúc bắt đầu sử dụng thuốc mê tới lúc mất ý thức - hơi thở yên tĩnh, tuy nhiên đôi khi không đều, & các phản xạ vẫn còn hiện diện.

Giai đoạn II: (mê sảng hoặc kích thích) từ lúc mất ý thức cho đến lúc mê hoàn toàn - trong giai đoạn này BN có thể cử động chân tay, nói huyên thuyên không mạch lạc, nín thở, hoặc trở nên quá khích, nôn mửa rất nguy hiểm do hít vào chất nôn. Tránh gây kích thích ở giai đoạn này; cần nhanh chóng đưa BN qua giai đoạn III.

Giai đoạn III: (mê phẫu thuật) bắt đầu từ khi thở đều (một cách cân đối) & mất hoàn toàn tri giác cho đến khi có dấu hiệu đầu tiên của suy hô hấp & tuần hoàn - giai đoạn này được chia ra bốn mức độ:

Mức độ 1 - mất tất cả những cử động & hít thở trở nên cân đối (như máy). Mất phản xạ mi mắt, nhưng nhãn cầu còn hoạt động rõ. Phản xạ họng hầu mất, nhưng phản xạ thanh quản & phúc mạc vẫn còn, trương lực cơ bụng có thể đánh giá thông qua trương lực của cơ ngoại nhãn cầu.

Mức độ 2 - nhãn cầu cố định chính giữa, kết mạc mất sáng (đục), & cơ liên sườn giảm bớt hoạt động. Hơi thở vẫn còn cân đối, dung tích lưu thông (tidal) giảm bớt, & không thay đổi nhịp hoặc biên độ khi rạch da. Đặt nội khí quản không còn gây ra co thắt thanh quản.

Mức độ 3 - xuất hiện liệt cơ liên sườn, chỉ còn hô hấp bằng cơ hoành. Đồng tử không phản ứng với ánh sáng nữa, & toàn bộ các cơ giãn hoàn toàn.

Mức độ 4 - mê sâu hoàn toàn, ngừng tự thở & mất cảm giác.

Giai đoạn IV: (gần chết) với nhiều dấu hiệu nguy hiểm. Giai đoạn này được mô tả với các đặc điểm như đồng tử giãn rộng tối đa & da lạnh với màu xám tro; huyết áp tụt thường không đo được, mạch quay rất yếu hoặc không bắt được. Ngừng tim sắp xảy ra - cần giảm bớt thuốc mê ngay, thông khí phổi bằng tay với 100% oxy, & thay khí liên tục trong bóng bóp (liên tục làm rỗng bóng)...

Mặc dù cổ điển nhưng những dấu hiệu & các giai đoạn gây mê này vẫn có thể công nhận đến chừng mực nào đó khi sử dụng nhiều loại thuốc mê thông thường, chúng không còn rõ lắm trong các kỹ thuật sử dụng thuốc mê hiện đại. Hơn nữa, Cullen & cộng sự (1972) đã chứng minh rằng không một dấu hiệu đơn lẻ nào trong các dấu hiệu chính đã được Guedel mô tả có quan hệ thoả đáng với nồng độ thuốc đo được trong phế nang khi cuộc mê đang duy trì ổn định. Do đó, chỉ thuật ngữ "giai đoạn hai" - trạng thái mê sảng khi. Chưa mê hoàn toàn còn hay dùng

Tuy nhiên có ít trường hợp điển hình như mô tả trên. Cách thăm dò thực tế sử dụng trên lâm sàng để lượng định độ mê. Ví dụ:

Nếu mi mắt lười nháy chạm vào lông mi (chậm nháy mắt), nếu BN còn nuốt, nếu nhịp thở còn sâu & không đều, & nếu biết rằng chưa sử dụng một lượng lớn thuốc mê – có thể đánh giá: mê phẫu thuật là chưa đạt.

Mất phản xạ khi đụng vào lông mi (eyelash) & thể hiện hô hấp đều đăng - chỉ ra rằng đang ở giai đoạn mê phẫu thuật. (Nếu rạch da ngay lúc này, sự biểu lộ của mê "nhẹ" có thể xuất hiện: bao gồm hiện tượng tăng hô hấp hoặc tăng huyết áp; cơ hàm có thể co chặt, & thậm chí nếu mở được mồm để đặt ống vào đường thở có thể kích thích gây oẹ "nôn khan", ho, nôn, hoặc co thắt thanh quản "laryngospasm"...là còn mê nông).

Khi gây mê sâu hơn - thì những phản ứng nêu trên giảm bớt oặc mất hẳn. Với hầu hết các thuốc mê thông thường, độ sâu mê tăng kéo theo dung tích lưu thông giảm bớt; co hẹp khí quản trở nên rõ rệt do sự tham gia của các cơ hô hấp phụ, hoạt động của cơ hoành trở nên trục trặc, & phần ngực dưới bị hạ thấp do cơ hoành lôi kéo. Khi sử dụng nhóm thuốc mê halogenated có hiệu lực mạnh, xu hướng của huyết áp rất tương quan với độ sâu của mê, & hiện tượng giảm huyết áp có thể sử dụng như một chỉ số tương đối của liều lượng.

Những gợi ý thể hiện mê đang "nhẹ" hơn bao gồm các hiện tượng chảy nước mắt, có đọạn ngừng thở khi kích thích phúc mạc, tăng trở kháng khi bóp bóng làm đầy phổi hoặc thể hiện trên đồng hồ đo áp lực, & có các dấu hiệu của mê "nhẹ" đã liệt kê ở phần trên.

Suy giảm hô hấp trầm trọng, ngừng thở, giảm huyết áp rõ rệt, hoặc ngừng tim - phải nhìn nhận như là dấu hiệu của mê sâu trừ phi do các nguyên nhân khác gây nên (ví dụ - tác dụng của dãn cơ, mất máu, thiếu oxy, giảm carbonic, hoặc do ảnh hưởng của phản xạ dây phế vị...).

Như vậy, từ kinh nghiệm phối hợp với sự quan sát liên tục các phản ứng của BN khi cho thuốc mê & khi kích thích, cho phép đánh giá ước lượng độ sâu mê. Phép đo nồng độ thuốc mê cuối thì thở ra (End-tidal) có thể hữu ích trong việc đánh giá độ mê khi sử dụng các loại thuốc mê hơi.

Phân loại về các phương thức gây mê

Có ba phương thức chính:

  1. Mê thể khí (chỉ dùng thuốc mê bốc hơi đủ hiệu lực để khởi mê & duy trì mê).
  2. Mê cân bằng (phối hợp sử dụng thuốc mê bốc hơi, khí & thuốc mê tĩnh mạch).
  3. Mê hoàn toàn qua đường tĩnh mạch (chỉ phối hợp các thuốc theo đường tĩnh mạch đủ bảo đảm không đau, dãn cơ, mất ý thức & quên trong suốt cuộc mổ).